NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
*Khái niệm ý thức: Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.
*Nguồn gốc của ý thức (2 nguồn gốc):
-Nguồn gốc tự nhiên:
+Bộ óc con người (có chức năng sản sinh ra ý thức)
+Sự phản ánh thế giới khách quan đến bộ óc con người.
+Sự phản ánh thế giới khách quan đến bộ óc con người.
Có nghĩa là: trong mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người để từ đó nó(bộ óc) tạo ra khả năng hình thành ý thức của con người. VD: ta thấy một quyển vở rất đẹp, quyển vở đó tác động vào bộ óc của ta, sản sinh cho ta ý thức thấy quyển vở đó đẹp.
Phản ánh là sự tái tạo đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động lẫn nhau giữa chúng. VD: nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời tác động đến cục nước đá, cục nước đá phản ánh bằng cách tan chảy thành nước.
-Các hình thức của phản ánh:
+Phản ánh vật lí: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất (thấp nhất) ở giới vô sinh, thể hiện qua các quá trình biến đổi cơ, lý, hoá ( hiểu đơn giản là tác động như thế nào thì sự vật, hiện tượng nhận tác động như thế đó). VD: Cầu thủ dùng chân sút vào quả bóng làm nó bay đi 5m.
+Phản ánh sinh học:Là những phản ánh trong sinh giới trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh vật (hiểu đơn giản là hình thức phản ánh đặc trưng cho vật chất hữu sinh-vật chất có khả năng trao đổi chất với môi trường). VD: con người qua quá trình hô hấp nhận khí oxi và thải ra cacbonic (con người tác động vào bầu không khí, phản ánh lại bằng việc lấy đi oxi và thải ra cacbonic)
+Phản ánh ý thức:là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người (và được thực hiện bởi bộ óc con người). Đây là sự phản ánh chủ động, lựa chọn thông tin, xử lí thông tin để tạo ra những thông tin mới và phát hiện ra ý nghĩa của các thông tin. VD: Con người thời nguyên thủy đã biết sử dụng các vật liệu có trong tự nhiên để chế tạo thành công cụ lao động. (tác động vào vật liệu và phản ánh nó thành các công cụ lao động)
-Các hình thức của phản ánh:
+Phản ánh vật lí: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất (thấp nhất) ở giới vô sinh, thể hiện qua các quá trình biến đổi cơ, lý, hoá ( hiểu đơn giản là tác động như thế nào thì sự vật, hiện tượng nhận tác động như thế đó). VD: Cầu thủ dùng chân sút vào quả bóng làm nó bay đi 5m.
+Phản ánh sinh học:Là những phản ánh trong sinh giới trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh vật (hiểu đơn giản là hình thức phản ánh đặc trưng cho vật chất hữu sinh-vật chất có khả năng trao đổi chất với môi trường). VD: con người qua quá trình hô hấp nhận khí oxi và thải ra cacbonic (con người tác động vào bầu không khí, phản ánh lại bằng việc lấy đi oxi và thải ra cacbonic)
+Phản ánh ý thức:là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người (và được thực hiện bởi bộ óc con người). Đây là sự phản ánh chủ động, lựa chọn thông tin, xử lí thông tin để tạo ra những thông tin mới và phát hiện ra ý nghĩa của các thông tin. VD: Con người thời nguyên thủy đã biết sử dụng các vật liệu có trong tự nhiên để chế tạo thành công cụ lao động. (tác động vào vật liệu và phản ánh nó thành các công cụ lao động)
-Nguồn gốc xã hội:
+Lao động: con người trong quá trình lao động đã tác động vào giới tự nhiên làm giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những quy luật. Từ những hiện tượng đó(thuộc tính, quy luật) được giác quan con người tác động vào bộ não người và sản sinh ra ý thức. VD: thời nguyên thủy, khi săn bắn động vật người nguyên thủy tấn công vào rất nhiều vị trí con mồi (chân, thân, đầu...) và nhận thấy khi tấn công đầu thì con mồi bị hạ gục nhanh hơn, từ đó nảy sinh ra ý thức đi săn thì sẽ tấn công nhiều vào đầu con mồi.
+Ngôn ngữ: do nhu cầu của lao động, của giao tiếp mà ngôn ngữ hình thành. Nó là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện ra bên ngoài được. VD: thời nguyên thủy, khi chưa có bất kì loại ngôn ngữ nào, người nguyên thủy không thể biểu hiện ý thức (suy nghĩ) của mình với người khác được.
*Bản chất của ý thức: là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc người.
Hiểu là: sự phản ánh của ý thức không phải là sự phản ánh thụ động, ý thức không phải là bản sao của thế giới khách quan một cách giản đơn, cứng nhắc mà trái lại sự phản ánh của ý thức là phản ánh năng động sáng tạo về thế giới khách quan. Phản ánh của ý thức là phản ánh chọn lọc, nó tìm ra cái bản chất bên trong của đối tượng (tích cực). Và phản ánh trên cơ sở những tri thức đã có của con người mà qua đó ý thức của con người có khả năng sáng tạo ra những tri thức mới (sáng tạo).
*Kết cấu của ý thức:
-Các lớp cấu trúc:
+Tri thức: là toàn bộ sự hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ (dạng nói, viết, hình ảnh...). VD: các tác phẩm văn học nổi tiếng được in trong sách giáo khoa.
+Tình cảm: là sự rung động biểu hiện thái độ trong quan hệ với thế giới xung quanh và với chính bản thân mình. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của con người. VD: tình yêu quê hương đất nước tạo động lực cho người lính đứng chống giặc ngoại xâm.
+Ý chí: là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân giúp ta vượt qua khó khăn, cản trở trong quá trình thực hiện một mục đích nào đó (có thể hiểu ý chí là quyền lực của con người với chính mình). VD: ý chí vươn lên trong học tập,...vv
=> Trong 3 hình thức trên thì tri thức là yếu tố quan trọng nhất, là nhân tố định hướng cho sự phát triển, quyết định mức độ hiểu biết của con người một cách khác nhau.
-Các cấp độ:
+Tự ý thức: là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài.
VD: sinh viên cần tự ý thức ở trong nhà để phòng tránh dịch Covid-19.
+Tiềm thức: hoạt động tâm lí diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức.
VD: khi ta muốn che dấu một sự thật gì đó, nhưng do bị tra hỏi gay gắt ta trở nên sợ sệt và tự tiết mồ hôi (dù ý thức ta không muốn tiết mồ hôi)
+Vô thức: là hiện tượng tâm lí không phải do lý trí điều khiển, nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát trong một lúc nào đó.
VD: hiện tượng mộng du
+Lao động: con người trong quá trình lao động đã tác động vào giới tự nhiên làm giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những quy luật. Từ những hiện tượng đó(thuộc tính, quy luật) được giác quan con người tác động vào bộ não người và sản sinh ra ý thức. VD: thời nguyên thủy, khi săn bắn động vật người nguyên thủy tấn công vào rất nhiều vị trí con mồi (chân, thân, đầu...) và nhận thấy khi tấn công đầu thì con mồi bị hạ gục nhanh hơn, từ đó nảy sinh ra ý thức đi săn thì sẽ tấn công nhiều vào đầu con mồi.
+Ngôn ngữ: do nhu cầu của lao động, của giao tiếp mà ngôn ngữ hình thành. Nó là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện ra bên ngoài được. VD: thời nguyên thủy, khi chưa có bất kì loại ngôn ngữ nào, người nguyên thủy không thể biểu hiện ý thức (suy nghĩ) của mình với người khác được.
*Bản chất của ý thức: là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc người.
Hiểu là: sự phản ánh của ý thức không phải là sự phản ánh thụ động, ý thức không phải là bản sao của thế giới khách quan một cách giản đơn, cứng nhắc mà trái lại sự phản ánh của ý thức là phản ánh năng động sáng tạo về thế giới khách quan. Phản ánh của ý thức là phản ánh chọn lọc, nó tìm ra cái bản chất bên trong của đối tượng (tích cực). Và phản ánh trên cơ sở những tri thức đã có của con người mà qua đó ý thức của con người có khả năng sáng tạo ra những tri thức mới (sáng tạo).
*Kết cấu của ý thức:
-Các lớp cấu trúc:
+Tri thức: là toàn bộ sự hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ (dạng nói, viết, hình ảnh...). VD: các tác phẩm văn học nổi tiếng được in trong sách giáo khoa.
+Tình cảm: là sự rung động biểu hiện thái độ trong quan hệ với thế giới xung quanh và với chính bản thân mình. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của con người. VD: tình yêu quê hương đất nước tạo động lực cho người lính đứng chống giặc ngoại xâm.
+Ý chí: là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân giúp ta vượt qua khó khăn, cản trở trong quá trình thực hiện một mục đích nào đó (có thể hiểu ý chí là quyền lực của con người với chính mình). VD: ý chí vươn lên trong học tập,...vv
=> Trong 3 hình thức trên thì tri thức là yếu tố quan trọng nhất, là nhân tố định hướng cho sự phát triển, quyết định mức độ hiểu biết của con người một cách khác nhau.
-Các cấp độ:
+Tự ý thức: là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài.
VD: sinh viên cần tự ý thức ở trong nhà để phòng tránh dịch Covid-19.
+Tiềm thức: hoạt động tâm lí diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức.
VD: khi ta muốn che dấu một sự thật gì đó, nhưng do bị tra hỏi gay gắt ta trở nên sợ sệt và tự tiết mồ hôi (dù ý thức ta không muốn tiết mồ hôi)
+Vô thức: là hiện tượng tâm lí không phải do lý trí điều khiển, nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát trong một lúc nào đó.
VD: hiện tượng mộng du
0 nhận xét:
Đăng nhận xét