Vật chất và ý thức
luôn là đề tài tranh cãi trong giới triết học về sự tồn tại của chúng. Vật chất
ở đây là những gì, tại sao các nhà triết học duy vật lại khẳng định "vật
chất là cái có trước và quyết định ý thức?". Các quan điểm trước Mác quan
niệm về vật chất như sau:
Thời kì Chủ nghĩa duy vật cổ
đại cho rằng: Vật chất là nguyên tử, còn nguyên tử là thành phần nhỏ nhất không
có sự phân chia. Qua đó đồng nhất vật chất với vật thể. Tại thời kì chủ nghĩa
duy vật cận đại thì lại cho rằng: vật chất vẫn là nguyên tử và vật chất đồng
nhất với khối lượng. Nhưng cả hai thời kì trên do chưa thoát được phương pháp
tư duy siêu hình nên chưa đưa ra được những khái quát triết học về vật chất
chính xác. Đến cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, những khái quát về quan điểm duy
vật siêu hình bắt đầu bị phá sản.
Khi những quan điểm duy
vật siêu hình bị phá sản, không ít nhà triết học theo trường phái duy vật bị
dao động và lung lay, không ít người hoài nghi về tính đúng đắn của chủ nghĩa
duy vật. Sau đó, qua những quan điểm của Ăngghen về vật chất (phải có sự phân
biệt rõ ràng giữa vật chất với tính cách là một phạm trù triết học; vật chất
phải được cảm nhận bằng các giác quan; các sự vật, hiện tượng của thế giới mang
một đặc tính chung-tính vật chất) Leenin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như
sau: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chụp lại,
chép lại, phản ánh và tồn tại lệ phụ thuộc vào cảm giác.
*Phân tích định nghĩa:
-Thứ nhất, vật chất là một phạm trù
triết học.
+Có nghĩa là: vật chất ở đây (trong triết học) là chung nhất,
khái quát nhất, nó vô cùng vô tận. Còn các vật chất trong khoa học nghiên cứu
(vd như vật lí, hóa học, sinh học,...) thì là dạng vật chất cụ thể, có giới
hạn, được sinh ra và mất đi (còn vật chất của triết học thì tồn tại vĩnh viễn).
Không được đồng nhất khái niệm vật chất trong triết học với khái niệm vật chất
trong các khoa học chuyên ngành.
-Thứ hai, vật chất tồn
tại khách quan: tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc vào ý thức con người.
+Có nghĩa là: vật chất là bất kì thứ gì tồn tại bên ngoài (sự
vật, hiện tượng) dù con người có nhận thức được nó hay không nhận thức thức
được nó.
VD: trong hộp kẹo
có 5 viên kẹo, bạn nghĩ rằng chỉ còn 4 viên thì viên kẹo còn lại vẫn hoàn toàn
tồn tại dù trong ý thức của bạn nó không tồn tại.
-Thứ ba, vật chất là thứ
gây ra cho con người trong cảm giác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+Có nghĩa là: vật chất là thực tại khách quan
là cái có trước, là nguồn gốc, là nội dung của cảm giác của ý thức, còn cảm
giác ý thức của chúng ta có khả năng phản ánh được cái thực tại khách quan đó
thì có nghĩa là con người có khả năng nhận thức được thế giới (thuyết khả tri
luận).
*Ý nghĩa của phương
pháp luận:
- Đã giải quyết vấn
đề cơ bản của triết học trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
-Trong nhận thức
và thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách
quan - xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận
thức và vận đúng đắn quy luật khách quan.
-Là cơ sở khoa học cho
việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội (các điều
kiện sinh hoạt vật chất và các mối quan hệ vật chất xã hội)
*Các hình thức tồn
tại của vật chất:
-Vận động:
- Định nghĩa: Vận động là phương thức tồn tại của
vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất - thì bao gồm tất cả mọi sự
thay đổi đến quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn
giản đến phức tạp trong tư duy.
- Nguồn gốc: do mâu thuẫn giữa các mặt đối lập (tự thân
vận động)
- Hình thức (5 hình thức):
-Cơ học: sự di chuyển giữa các vật thể trong
không gian.
VD: chuyển cái ghế từ bên ngoài
vào trong phòng.
- -Vật lí: sự vận động của các phân tử,các hạt cơ bản ,
điện tử, các quá trình nhiệt điện ...
VD: khi ta đun nước, nhiệt độ của
ngọn lửa tăng thì nhiệt độ của ấm nước cũng tăng.
-Hóa học: quá trình tác động giữa chất này với
chất khác.
VD: cho đường hòa vào nước rồi
khuấy lên, đường sẽ hòa tan trong nước.
-Sinh học: quá trình trao đổi chất với môi
trường.
VD: con người hô hấp tiếp thụ oxi
và thải khí cacbonic ra ngoài môi trường.
-Xã hội: sự thay đổi, thay thế các quá trình xã
hội của các hình thái kinh tế - xã hội.
VD: sự chuyển đổi từ hình thái
kinh tế - xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa.
=> Trong 5 hình thức vận động thì vận động xã
hội là cao nhất vì nó bao hàm cả tất cả các hình thức vận động còn lại và chỉ
do con người thực hiện.
- Đứng im: là một trạng thái đặc biệt của
vận động ổn định về chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và
điều kiện cụ thể.
-Đứng im chỉ là tương đối
-Đứng im chỉ xảy ra với một hình thức vận động nào đó chứ không phải với
nhiều hình thức vận động cùng lúc.
-Đứng im là biểu hiện của một trạng thái vận động-vận động
trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối (sự vật chưa thay đổi căn bản về
chất, nó còn là nó mà chuyển hóa thành cái khác)
VD: cái bàn đứng im so với mặt sàn nhưng nó lại cùng Trái Đất vận động
quay xung quanh Mặt Trời.
-Không gian và
thời gian:
- Không gian: nói đến vật chất này bên cạnh vật chất kia
hay vật chất ở bên trong hay ngoài vật chất kia. Không gian gồm 3 chiều:
chiều dài, chiều rộng và chiều cao
- Thời gian: vật chất nào cũng có độ dài diễn biến của
nó, được thể hiện ở quá trình kế tiếp nhau của các quá trình từ quá khứ
đến tương lai. Thời gian chỉ có 1 chiều từ quá khứ đến tương lai, không có
chiều ngược lại.
*Tính thống nhất của thế giới:
-Chỉ có một thế giới
thống nhất là thế giới vật chất.
+Có nghĩa là: thế giới vật chất là cái có trước (chứ không phải ý
thức là cái có trước như theo duy tâm), tồn tại khách quan.Ngoài thế giới vật
chất này ra thì không thể có thế giới thứ hai, thứ ba tồn tại mà không có vật
chất.
-Thế giới vật chất tồn
tại vĩnh viễn và vô tận.
VD: bánh mì là vật chất, khi ta ăn bánh mì thì bánh mì hoàn toàn không
mất đi mà nó chuyển thể thành chất dinh dưỡng cho cơ thể...vv
-Thế giới vật chất luôn
tác động qua lại với nhau.
+ Có nghĩa là:
tất cả sự vật hiện tượng dù khác nhau đến mấy thì chúng đều là những dạng khác
của vật chất, chúng đều có mối liên hệ vật chất với nhau đều là nguyên nhân và
kết quả của nhau đều bị chi phối bởi những quy luật chung giống nhau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét