Khái lược về triết học phần 2
Nguồn gốc triết học
và vấn đề của đối tượng triết học trong lịch sử
a)
Nguồn gốc của triết học
- Triết học ra đời vào khoảng
thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ VI TCN tại các trung tâm văn minh lớn của nhân
loại thời Cổ đại.
- Gắn với 3 nền văn minh
+Phương Đông (Ấn Độ, Trung
Quốc)
+Phương Tây (Hy Lạp)
*Nguồn gốc nhận thức:
- Trong quá trình lao động
và cải biến thế giới, con người có kinh nghiệm và tri thức về thế giới. Ban đầu
là các tri thức riêng lẻ, cảm tính, sau đó qua quá trình tiến bộ của sản xuất
và đời sống, nhận thức của con người đạt đến trình độ cao trong việc giải thích
thế giới một cách logic, nhân quả… Triết học ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức
của con người
*Nguồn gốc xã hội:
- Sau khi xã hội cộng sản
nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp hình thành, sự phân chia lao động xuất
hiện, tầng lớp tri thức xuất hiện, các nhà thông thái đã đủ năng lực tư duy
trìu tượng, xây lên các học thuyết, lý luận. Triết học từ đó mà ra đời
- Triết học mang tính đảng
(nhằm bảo vệ cho giai cấp nào đó, bảo vệ cho những lực lượng xã hội nhất định)
b)
Vấn
đề của đối tượng triết học trong lịch sử
- Thời Hy Lạp cổ đại: Tồn tại
nền triết học tự nhiên, đối tượng của
triết học thời này là tất cả các tri thức mà con người có được trước hết là
khoa học tự nhiên (Toán học, vật lý, thiên văn học)
- Tây Âu thời Trung cổ: triết học tự nhiên bị thay thế bằng triết học kinh viện, đối tượng thời này
tập trung vào các niềm tin tôn giáo, thiên đường, địa ngục,…
- Triết học thời kì phục
hưng, cận đại: xuất hiện 2 trường phái là: triết học không còn đối tượng để
nghiên cứu( vì khoa học tự nhiên tách ra thành các khoa học chuyên ngành)
và triết học vẫn là “khoa học của các khoa học”( tức là triết học là nền tảng khoa
học nền tảng để các khoa học khác phát triển). Mác phê phán cả 2 quan niệm này.
Triết học cổ điển Đức: Là
triết học cuối cùng có quan niệm “Triết học là khoa học của các khoa học”
- Triết học Mác: Triết học
Mác ra đời và có xác định được đối tượng rõ ràng, là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất
và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu quy luật chung nhất của
tự nhiên, xã hội và tư duy
Tóm tắt đơn giản: Đối tượng của Triết học Mác là:
- Giải thích MQH giữa vật chất
và ý thức ( cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ?)
trên nền tảng duy vật triệt để (hoàn toàn duy vật, không lẫn 1 chút yếu tố duy
tâm nào cả).
- Nghiên cứu quy luật của thế
giới tự nhiên, xã hội, tư duy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét