Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Biện chứng và siêu hình



Biện chứng và siêu hình





 Trong lịch sử triết học, siêu hình và biện chứng là những cụm từ luôn song hành với nhau để nói về hai phương pháp lí luận .Theo Xocrat, biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận. Theo Arixtot, siêu hình là dùng để chỉ triết học, với tính cách là khoa học siêu cảm tính, phi thực nghiệm Cả hai phương pháp trên đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của triết học theo chiều dài lịch sử và tạo tiền đề cho triết học hiện đại.

 Trong triết học hiện đại, đặc biệt là Mácxít, “Biện chứng” và “siêu hình” trước hết được dùng để chỉ hai phương pháp tư duy chung nhất đối lập nhau, là “phương pháp biện chứng” và “phương pháp siêu hình”. Vậy sự khác nhau của siêu hình và biện chứng đến từ đâu?

a) Phương pháp siêu hình:

Phương pháp siêu hình là phương pháp được đưa từ toán học và vật lý cổ điển vào các khoa học thực nghiệm.

- Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng khỏi các quan hệ được xem xét và coi các mặt với nhau có 1 ranh giới tuyệt đối.

+ Hiểu đơn giản: Giống như 1 cái cây có đầy đủ thân, hoa, lá, cành, quả. Theo phương pháp siêu hình thì họ chỉ nhìn thấy sự phát triển của thân cây chứ họ không nhìn thấy mối quan hệ giữa  hoa, lá, cành, quả với cái thân cây. Họ coi hoa, lá, cành, quả là 1 thứ riêng biệt với thân cây.

- Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh; đồng nhất đối tượng với trạng thái tĩnh nhất thời đó. Thừa nhận sự biến đổi chỉ là về số lượng, về các hiện tượng bề ngoài. Nguyên nhân của sự biến đổi coi là nằm ở bên trong đối tượng.

+ Hiểu đơn giản:

Theo phương pháp siêu hình thì cái cây lớn lên không phải tự phát triển mà là có sự tác động từ bên ngoài vào làm nó phát triển.

Cho rằng mọi sự biến đổi về chất thực ra là chỉ là biến đổi bề ngoài và chất không thay đổi.

Ví dụ: Nếu xét theo phương pháp siêu hình thì vũng nước, cái hồ nước không khác gì nhau về chất mà chẳng qua chỉ là sự thay đổi về lượng nước, hình thức chỉ là cái hồ nước to hơn vũng nước. Thực tế điều này không đúng vì vũng nước là thứ không phục vụ cho cuộc sống con người nhưng hồ nước thì có tác dụng cung cấp nước, điều hòa không khí. Hai thứ này hoàn toàn khác nhau nếu như xét theo từng mối liên hệ của chúng. Sở dĩ phương pháp siêu hình không thấy được điều này là vì phương pháp này đặt từng sự vật hiện tượng riêng biệt và không xét đến các mối liên hệ của nó.

- Ph.Ăngghen đã chỉ rõ, phương pháp siêu hình “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa các sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

b) Phương pháp biện chứng:

- Nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến của nó. Đối tượng và các thành phần của đối tượng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng nhau, ràng buộc, quy định lẫn nhau.

+ Hiểu đơn giản: Một cái cây có mối liên hệ bên ngoài với nước, với đất, với con người, với động vật xung quanh. Các mối liên hệ này qua lại với nhau, ví dụ như khi con người chăm sóc cây, thì cây ra hoa ra quả, tạo bóng mát cho con người. Ở ngay bên trong cái cây đó cũng có các bộ phận là thân, cành, lá, hoa, quả. Cây nhiều lá thì ít hoa ít quả, cây ít cành thì thân càng cao. Mỗi sự vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ bên trong và bên ngoài như vậy.

- Nhận thức đối tượng ở trạng thái luôn vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng phổ quát là phát triển. Quá trình vận động này thay đổi cả về lượng và cả về chất của các sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc của sự vận động, thay đổi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn nội tại của bản thân sự vật.

Phương pháp biện chứng giúp con người không chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật hiện tượng mà còn là cả sự hình thành, vận động, phát triển và suy vong của đối tượng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét