Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

Khái lược về triết học Phần 3: Triết học - hạt nhân lí luận của thế giới quan


Khái lược về triết học phần 3 
Triết học-hạt nhân lí luận của thế giới quan


 Trong triết học, thế giới quan đóng vai trò rất quan trọng và cùng với phương pháp luận tạo nên hai chức năng chính của triết học. Trong thời kì lịch sử, khái niệm thế giới quan luôn được các nhà triết học đề cập đến,  qua đó dần trở nên phổ biến cho đến tận ngày nay.

 Thế giới quan (hiểu đơn giản là quan điểm của con người về thế giới) được định nghĩa: Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người (bao hàm cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

*Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan:

 - Thứ nhất, bản thân của triết học là thế giới quan.
Bởi vì, triết học mang đến cách giải thích chung nhất về quy luật vận động và phát triển cho nên những hệ thống tri thức, quan điểm, tình cảm...(có trong thế giới quan) đã được triết học bao hàm trong chính nó (triết học).

- Thứ hai, trong các thế giới quan khác như thế giới quan của các khoa học cụ thể, thế giới quan của các dân tộc hay của các thời đại..., triết học bao giờ cũng đóng vai trò là nhân tố cốt lõi.
- Thứ ba, với các loại thế giới quan tôn giáo,thế giới quan kinh nghiệm hay thế giới quan thông thường..., triết học bao giờ cũng có ảnh hưởng và chi phối, dù có thể không tự giác.

- Thứ tư, thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các thế giới quan và các quan niệm khác như thế.

Thế giới quan duy vật biện chứng được coi là đỉnh cao của các loại thế giới quan đã từng có trong lịch sử vì thế giới quan này đòi hỏi thế giới phải được xem xét dựa trên những nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển. Từ đây giúp thế giới và con người được nhận thức một cách toàn diện, lích sử, cụ thể và phát triển. Thế giới quan duy vật biện chứng bao gồm tri thức khoa học, niềm tin khoa học và lý tưởng cách mạng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét